Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Mồng tơi.
_____
"Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái cọng mồng tơi xanh zờn"
                                             (NB)



Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Màu hồng!

Bông hồng mới chụp sáng nay. Màu hồng của giống Martin Frobisher thật mịn và êm. Nó là một giống hồng bụi, có mùi thơm dịu, màu hồng nhạt. Người ta lai tạo nó vào hồi cuối thập kỷ 60. Không phải là giống mắc tiền lắm mặc dù thơm và màu hồng đẹp, vì nó nở nhanh tàn và hay bị cuốn lá vào cuối mùa thu.

Để ngắm nhìn được màu sắc từ rực rỡ tới óng mượt hay dịu êm...mắt người có các tế bào cảm thụ nằm ở phía sau con mắt. Trong lớp Võng mạc đó có 2 loại tế bào cảm thụ ánh sáng: Nón và Que. Tế bào Que nhiều hơn, tới chừng 125 triệu. Tế bào Nón ít hơn, chỉ chừng 6 triệu nhưng nó chịu trách nhiệm về việc cảm thụ màu sắc. Có 3 nhóm tế bào Nón, mỗi nhóm nhạy cảm với 1 loại bước sóng chính, tạo nên cảm nhận màu riêng (Xanh – vàng – đỏ)

Các bức xạ ánh sáng thấy được thường có bước sóng từ gần 400 tới hơn 700nm. Bức xạ ánh sáng có bước sóng 430nm sẽ kích thích nhóm tế bào nón có cảm thụ màu xanh dương, nhờ vậy người ta thấy màu xanh dương. Tương tự là bước sóng 530nm với Màu vàng, và 600nm với màu đỏ.

Ví dụ, nếu các cảm thụ của nhóm tế bào nón nhạy cảm với bước sóng quanh 600nm mà không chịu làm việc thì võng mạc của người đó không nhận biết được đó là màu đỏ. Giống như vậy với hai màu còn lại. Người bị bệnh mù màu có thể chỉ mù 1 màu, có thể mù hai màu và có thể mù cả ba màu. Tùy theo số lượng tế bào nón bị tổn thương mà bệnh biểu hiện nhẹ hay nặng.

Ai không thấy màu hồng của đoá Martin dưới đây thì có khả năng người đó bị mù màu.
Nhưng có khi trước mắt xảy ra sự việc nào đó mà người ta không nhận biết được thì lỗi không chỉ ở các tế bào nón, đôi khi nó ở các tế bào não khác.