Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Vocabulary tiếng Truồi
_____

Bôn: bông (hoa).
Chắc: một chắc là một mình.
Chừ: bây giờ.
Côi: ở phía trên.
Cồi: phần lõi.
Cươi: sân trước.
Đái mế: đái dầm
Độn: động, núi. Động Truồi is a mountain in Vietnam and has an elevation of 997 meters.
Hè: Sân sau (sau hè) hay bên hông nhà (ngoài hè).
Hè: này, từ đệm? Vd: ăn hè, vui ghê hè
Hí: nhé, nhỉ. 
Hột: hạt.
Lôn: Trồng (người nước ngoài cẩn thận, phát âm không được có dấu huyền)
Mềnh: mình, chúng ta.
Mi - tau: Anh - tôi / Mày - Tao
Mo cau: Bẹ của lá cau hay bông cau.
Mô: đâu
Mọt: mọc.
Mơi: ngày mai, sớm mai.
Muối hột: là hạt muối to từ ngoài ruộng muôi mang vô, chưa rang và xay ra cho mịn gì cả.
Mự: Mợ hay Mụ.
Ni: nay.
Nì: nè, này.
Nớ: đấy, đó.
Ôn: ông
Rào: sông.
Răng ri: (Làm) như thế nào vậy?
Ri: vậy. Làm như ri nì.
Rú: rừng trong núi.
Tau: tôi / tao.
Tê: kia.
Tề: 
Trốt: cái đầu
Trốt cúi: đầu gối
Vút: vo (gạo)
Xạ: Xã. Làm tới chức gì trong xã như Xã trưởng thì gọi là ông xã.

___
Còn cập nhật

Tết Đoan Ngọ III
_____

Mít nhà Ôn Nội ở Truồi có trồng 2 loại: mít ướt và mít ráo. Mít ráo múi vàng nhìn rất đẹp mắt, ăn dòn sựt và ngọt nên dân gian có câu ngon như múi mít. Hồi nhỏ nghe thì tưởng vậy, nhưng lớn lên mới biết là người ta không nói mít ngon mà nói cái khác ngon như múi mít... Múi mít ngon là nó phải vàng, ngọt và dòn sựt sựt. Xơ cái, là những múi mít lép, nhỏ, không có hạt, cũng ngọt. Nghe nói mít mật thì khi cắn cái là còn thấy nước trong thịt ứa ra ngọt quyện với miếng mít khi nhai, mà hồi đó chưa ăn. Cái phiền khi cắt trái mít, ngán nhất là mủ mít. Ta nói mủ mít dính vào tay khó rửa, dính vào dao thì như muốn bỏ đi, phải dùng dầu hỏa hôi thiệt là hôi hay thọc vào gạo (gạo hồi xưa xay tay nên còn nhiều cám) nói chung rất là vất vả. Còn không may dính vào áo quần thời đó thì ôi thôi rồi. Mấy cái áo bị mấy vệt xám nâu hay xám đen thì không là mủ chuối cũng mủ mít.

Mít ướt, nhất là mít ướt chín cây thì khỏi nói. Nó rất ít mủ, ăn thơm và mềm ngon ngọt chi lạ. Chỉ cần cắt nhẹ dọc vỏ quả mít, lấy tay cầm cái cuống lôi cái cồi, rồi banh ra là đánh chén. Bốc tay luôn, khỏi dao nĩa gì ráo. Ăn không cũng đã ngon rồi, mà chịu khó giã một ít ớt trái chín đỏ với muối hột mà chắm nữa thì... Hột mít ướt to và không dính vào thịt nên không sợ nuốt nhầm trong cơn say ăn uống như hột dâu. Mít Tố nữ trái nhỏ ít múi hơn, múi nó mềm nhưng không nhão ra như mít ướt và khi kéo cái cồi thì cả chùm múi mít lúc nhúc lít nhít bám theo cồi, để cái vỏ với xơ lại.

Cồi mít đem luộc, cắt ép thành từng miếng mỏng, ướp rồi mang chiên, làm chả chay, giống như thịt vậy. Xơ mít và phần trong của vỏ mít dùng kho cá nục hay cá đối, có khi nó còn ngon hơn cả thịt cá luôn.

Hột mít rửa sạch, rạch một khía trên vỏ rồi đem hấp cơm. Ai siêng đem nướng hay luộc rồi bóc vỏ ăn. Hoặc luộc xong bóc luôn vỏ lụa đem nấu chè như nấu chè đậu xanh đánh vậy. Có một loại đường Oligosacarit trong hột mít, do kích thước phân tử khá lớn nên nó không được hấp thu hết ở phần trên của ruột, xuống tới ruột già thì hệ vi khuẩn đồi dào ở đây sẽ tiêu thụ chúng và sản sinh ra một lượng lớn khí khá nhiều. Mấy đứa con nít hay chọc nhau:
"Ăn hột mít địt tầm phào - Ra ngoài rào địt cái ộn - Vô trong độn địt cái rầm - xuống dưới hầm địt cái tút".

Mấy Chú quen trong xóm chỉ cách phân biệt, trái mít non nào mà đầy phấn vàng bám trên vỏ là trái mít không thụ phấn để lớn thành trái được, nó sẽ vàng rồi héo đi gọi là mít cám hay dái mít. Dái mít chừng lớn hơn ngón chân cái người lớn, được các cháu xắt mỏng trộn với muối ớt và ít vị tinh... Chào ơi! nó không khác gì đĩa gỏi cả. Vậy chớ mà hỏi cây nào là mít ráo, cây nào là mít ướt thì chịu. Phải hỏi Mệ, Mệ nhớ cây nào trồng ở đâu.

Sau mấy hôm bão, cây cối trong vườn gãy được gom lại để nắng lên phơi khô làm củi. Mấy trái non rụng thì bỏ, không làm gì được ngoại trừ đu đủ non, chuối non là có thể tận dụng làm thức ăn cho người hoặc gia súc. Mít non cũng vậy, trái chừng cái đầu người thì chưa kịp chín, cắt bỏ vỏ, thái lát mỏng nấu canh làm gỏi hay xào. Giờ nghĩ lại vẫn còn nhớ tới vị lá lốt xắt nhỏ trong đó... Vậy không biết mít ngon hay lá lốt ngon ta?

Thường vỏ mít được bỏ cho heo, bò ăn. Có lần mình lấy 1 miếng to mang phơi khô rồi quỳ gối lên đó. Bị nghe kể là ở trường có mấy ông thầy bắt học trò quỳ gối lên vỏ mít để phạt cái tội gì đó, mình sợ sợ quá nên tự làm để quỳ trước thử cho có cảm giác.

Cái lá mít thì nhỏ nhưng trơn láng, không có lông hay gai nên có khi đang chơi ngoài đồng, không kịp về nhà lấy giấy thì mình cũng đã vài lần dùng tạm nó. Cũng tốt, không tới mức "Trạm xá khuyên dùng" nhưng không thể đòi hỏi gì hơn trong những điều kiện như vậy. Lớn lên chút thì nghe người lớn hay mắng "chữ nghĩa không bằng cái lá mít mà cũng bày đặt" cho nên mình đoán ra là ngày xưa lâu lắm rồi, thời chưa có giấy người ta lấy lá tre viết lên lá mít nên mới có "bút lá tre" nữa. Có mấy chú lấy dao khắc đục lên lá mít thành những tác phẩm nghệ thuật rồi để khô xong ép vào tập trông ấn thượng lắm, không thua gì lá thuộc bài hay hoa phượng hết. Hồi học cuối cấp 3, viết lưu bút gì đó mình cũng tính làm vậy nhưng suy đi nghĩ lại, thôi. Nhỡ cái con đó nó mang cái lá ra khoe ai, người ta nói "đẹp ghê hí, làm bằng lá chi ri", không lý phải dặn nó nói là lá thuộc bài!

Hồi đó có một cây mít lão, nó già rồi, mấy Ôn nói không ra trái nữa thì đốn đi. Rứa là trai làng xúm nhau lại, chặt nhánh, cưa, đốn...um sùm lên cả hai ngày. Mấy chú đào cả cái gốc lên trông rất ngộ. Gỗ mít không quý như gỗ lim để làm phản và tủ kệ trong nhà, nhưng xẻ dọc thân mít ra thì mùi nó rất thơm, ruột cây vàng ươm. Trong ruột gốc mít thì cái vân nó rất lạ, nó sít lại và uốn lượn nhiều hơn vân trên thân, nhìn như ai vẻ tranh trừu tượng gì đó. Cưa ngang thân mít thì không có gì, nhưng khi cưa dọc thì quang cảnh rất là "hoành tráng". Người ta dựng xéo thân mít lên so với mặt đất, phía đầu cao thì một chú trèo lên cái giàn rất cao, phía đầu thấp thì một chú đứng dưới đất. Hai người cầm một cái cưa thiệt là dài, dài chừng bằng hoặc hơn thân mít luôn. Người cao người thấp cò cưa để xẻ thân gỗ ra thành từng tấm gỗ mỏng hơn. Sau phần gỗ mít đó làm gì thì mình không nhớ.

Tết Đoan Ngọ II
____


Hạt kê có màu vàng, nhỏ xíu, nhỏ hơn cả hạt mè, không phải là món ăn ngày thường của người Việt. Có lẽ người ta chỉ nhớ tới mỗi khi gần cúng mùng 5.

"- Đứa nào mua kê chưa bây? - Dạ. - Bữa Mự Xạ Hương có cho mấy lon, để mô rồi? - Dạ chắc cột để trong lu gạo. - Ời, coi chớ gần mùng năm rồi đó"...

Do ít nấu hàng ngày nên chè kê nấu rất dễ bị khê, phải quậy đáy nồi liên tục. Vút hạt kê trong nước cẩn thận vì hạt nó rất là bé, ngâm với nước ấm cho nở ra xong mới nấu. Hạt nào nổi lên là bỏ đi, vì như vậy hoặc là ruột lép hoặc là con sâu mọt gì nó ăn hết ruột của hạt đó rồi mà do hạt nhỏ quá không nhìn thấy lổ sâu ăn. Không biết nấu chung với đậu xanh hat hạt sen có dễ hơn không mà thấy người ta thỉnh thoảng cũng nấu chè kê với đậu xanh hay với hạt sen.

Sách vở thì còn gọi nó là Hoàng lương hay Tiểu Mễ. Nói tới nó cái nhớ câu chuyện ngày xưa hay nghe kể là Giấc mộng Hoàng Lương hay Giấc mộng Nam Kha. Chuyện thời nhà Đường, có chàng thư sinh thi mãi không đậu. Một bữa nọ đi thi về, ghé vào quán trọ, trong lúc chờ người chủ quán nấu cháo kê, em nó mệt mỏi ngủ thiếp đi và mơ một giấc mơ dài về cuộc đời vinh hiển, nào thi đậu Trạng Nguyên, nào được Vua gả con gái cho, làm Phò mã, chinh chiến, cuộc đời phú quý... cái rồi cuối cùng tự nhiên sa cơ, thua trận. Giật mình tỉnh dậy thấy nồi cháo kê vẫn chưa chín.

Hồi nhỏ nghe kể xong cái nghi nghi hoặc hoặc, tức lắm mà không hiểu làm sao kỳ vậy. Sao nằm mơ có một chút thôi thì giờ đâu mà thấy cả cuộc đời vậy. Cái cứ hỏi ông đó sau này có sao không, có đậu Trạng nguyên thiệt không, có lấy được Công chúa không? ... Ai cũng trả lời "Chuyện đời xưa kể ngang đó thôi, khúc sau không ai biết sao cả". Cái rồi lan man nghĩ lại, hình như mình cũng có như vậy, nhiều khi thấy mắc tiểu mà không biết là đang tỉnh hay mơ, bị nhiều lần rồi, nên cẩn thận chạy ra cho tới gốc chuối rồi mới yên tâm cầm chim đái. Thấy rõ ràng mình đái vào thân cây chuối, vào cái tàu lá chuối khô kêu rột rẹt, vung tới vung lui, vậy mà tự nhiên giật mình thức dậy lại ướt quần và ướt cả tấm phản, rồi còn bị la "tối ngủ không lo đi đái sao giờ đái mế vậy?" Ức gì đâu!


Dâu Truồi thì khỏi nói. Vườn trước và vườn sau nhà ôn Nội đều có trồng một cây. Cả hai cây cao to, vỏ cây màu sáng nhưng không hiểu sao nó không láng như thân ổi mà cứ sần sùi. Hóa ra là tới mùa hoa nó mọc ra quá trời chùm hoa từ thân cây, khi kết trái thì thấy cả một thân cây chi chít trái. Trái dâu non màu xanh, khi chín chuyển qua vàng, ửng đỏ phần dưới. Bẻ ra bên trong có 3 múi, có khi 2 múi. Ăn ngọt lịm pha vị chua thanh nhẹ nhẹ rất là ngon, ngon tới mức nhiều khi quên nuốt luôn cả hột.
.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Tết Đoan Ngọ
____


Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là cái ngày mà sáng sớm mọi người rủ nhau đi hái lá gì đó. Cái trưa thì người lớn cúng gì đó. Cái sau đó con nít được ăn chè kê, bánh tráng, bánh tro, cháo vịt, dưa hấu...

Mấy Chú thì quét dọn bàn thờ. Mấy O, người thì ra sau giếng để nhổ lông vịt người thì ra sau hè để quạt than nướng bánh tráng. Mấy đứa nhỏ chạy lăn xăn tới chổ này coi thì bị đuổi "tránh ra cho người lớn làm viêc", chạy qua chổ khác thì "coi chừng nước sôi nè".


Con mèo mướp nằm lim dim trên hàng hiên sưởi nắng, con chó vàng có hai tai vểnh và cái đuôi cong tròn chạy loăng quăng theo lũ con nít. Không có một con thằn lằn nào trong ngày này cả, người ta nói chắc tự nó về quê ăn tết. Bầy vịt không cạc cạc như mọi ngày, chỉ có đàn gà con chíp chíp theo tiếng cục cục của mẹ bươi bươi trên mấy hạt bông cau rụng cuối vườn.

Không biết có phải vì hồi đó ở Truồi dưa hấu hiếm hay sao mà chỉ được ăn có miếng nhỏ hình bán nguyệt thôi. Thật sự là còn thèm lắm. Bạn Quốc nhắc mình còn mít nữa, mình lại nhớ còn thêm dâu Truồi nữa thì phải. Trái thơm trồng sau vườn nhỏ bằng nửa trái thơm miền tây thôi nhưng vỏ đỏ ruột vàng và ngọt chi lạ, có điều ăn vô rốp lưỡi mấy ngày nên cũng thèm mà không dám ăn. Sau này lớn thích gọt trái thơm ra để trong tủ lạnh cho nó có mùi mỗi khi mở cửa. Hèn gì người ta gọi là trái thơm cũng phải.

Có khi còn được tắm nước nấu lá chanh hay ổi gì nữa, bởi vì nghe người ta nói ngày này mà hái lá gì thì nó cũng thành thuốc cả. Buổi trưa mọi người còn rủ nhau ra ngoài sân nhìn lên mặt trời cho sáng mắt. Chói thấy bà, chảy nước mắt ràn rụa luôn. Mà hay thiệt, nhờ vậy sau này lớn lên đi học không phải đeo kính gì cả, lúc già rồi thì có mang kính lão, nhưng bị cái này là do lớn tuổi nên không tính.
Cái xế trưa ai chưa biết bơi thì bắt con chuồn chuồn cho cắn vô rún thì sẽ tự nhiên bơi được. Con chuồn chuồn cắn nó vừa nhột vừa đau chảy nước mắt luôn. Nhà gần sông Truồi nên cắn xong là cả lũ chạy ào xuống, nhưng cũng không đứa nào bơi được. Mấy chú trong xóm nói chắc tại nó cắn chưa sâu (?)

Già rồi nên chợt nhớ lung tung. Nói chung thì ngày mùng 5 vui chứ không trang nghiêm như tết.
Sau này lớn lên thì biết nó là Tết Đoan Ngọ...

Kê có màu vàng, hạt nhỏ xíu, nhỏ hơn cả hạt mè, không phải là món ăn thông dụng ngày thường của người Việt. Chỉ nhớ tới mỗi khi cúng mùng 5. Do ít nấu hàng ngày nên chè kê nấu rất dễ bị khê, phải quậy đáy nồi liên tục. Không biết nấu chung với đậu xanh hat hạt sen có dễ hơn không mà thỉnh thoảng cũng được ăn món chè kê đậu xanh. Vút hạt kê trong nước cẩn thận vì hạt nó rất là bé, ngâm với nước ấm cho nở ra xong mới nấu. 

Sách vở thì còn gọi nó là Hoàng Lương hay Tiểu Mễ. Nói tới nó cái nhớ câu chuyện ngày xưa hay được kể là Giấc mộng Hoàng Lương hay Giấc mộng Nam Kha. Chuyện thời nhà Đường, có chàng thư sinh thi mãi không đậu. Một bữa ghé vào quán trọ, trong lúc chờ người chủ quán nấu cháo kê, em nó mệt mỏi ngủ thiếp đi và mơ một giấc mơ dài về cuộc đời vinh hiển, nào thi đậu Trạng Nguyên, nào được Vua gả con gái cho, làm Phò mã... rồi cuối cùng thua trận, sa cơ. Giật mình tỉnh dậy thấy nồi cháo kê vẫn chưa chín. 

Hồi nhỏ nghe kể xong cái nghi nghi hoặc hoặc, tức lắm mà không hiểu làm sao kỳ vậy. Rồi nghĩ sao mình cũng vậy, nhiều khi thấy mắc tiểu mà không biết là đang tỉnh hay mơ, cẩn thận chạy ra cho tới gốc chuối rồi mới yên tâm cầm chim đái. Thấy rõ ràng mình đái vào thân cây chuối, vào cái tàu lá chuối khô kêu rột rẹt, vung tới vung lui, vậy mà tự nhiên giật mình thức dậy lại ướt quần và ướt cả tấm phản, rồi còn bị la "tối ngủ không lo đi đái sao giờ đái mế vậy?"

Dâu Truồi thì khỏi nói. Vườn trước và vườn sau nhà ôn Nội đều có trồng một cây. Cả hai cây cao to, vỏ cây màu sáng nhưng không hiểu sao nó không láng như thân ổi mà cứ sần sùi. Hóa ra là tới mùa hoa nó mọc ra quá trời chùm hoa từ thân cây, khi kết trái thì thấy cả một thân cây chi chít trái. Trái dâu non thì màu xanh, khi chín chuyển qua vàng, ửng đỏ phần dưới. Bẻ ra bên trong có 3 múi, có khi 2 múi. Ăn ngọt lịm pha vị chua thanh nhẹ nhẹ rất là ngon, ngon tới mức nhiều khi quên nuốt luôn cả hột.

Mít nhà Ôn Nội ở Truồi có 2 loại: mít ướt và mít ráo. Mít ráo múi vàng nhìn rất đẹp mắt, ăn dòn sựt và ngọt nên dân gian có câu ngon như múi mít. Múi mít ngon là nó phải vàng, ngọt và dòn sựt sựt. Xơ cái là những múi mít không đậu hạt, cũng ngọt. Nghe nói mít mật thì khi cắn cái là thấy nước trong thịt ứa ra ngọt quyện với miếng mít khi nhai, mà hồi đó chưa ăn. Cái phiền khi cắt trái mít, ngán nhất luôn là mủ mít. Ta nói mủ mít dính vào tay khó  rửa, dính vào dao thì như muốn bỏ đi, phải dùng dầu hỏa hôi thiệt là hôi hay thọc vào gạo (gạo hồi xưa xay tay nên còn nhiều cám) nói chung rất là vất vả. Còn không may dính vào áo quần thời đó thì ôi thôi rồi. Mấy cái áo bị mấy vệt xám nâu hay xám đen thì không là mủ chuối cũng mủ mít. 

Mít ướt nhất là mít ướt chín cây thì khỏi nói. Nó rất ít mủ, ăn thơm và mềm ngon ngọt chi lạ. Chỉ cần cắt nhẹ dọc vỏ quả mít, lấy tay cầm cái cuống lôi cái cồi, rồi banh ra là đánh chén. Ăn không cũng đã ngon rồi, mà chịu khó giã một ít ớt trái chín đỏ với muối hột mà chắm nữa thì... Hột mít ướt to và không dính vào thịt nên không sợ nuốt nhầm trong cơn say ăn uống như hột dâuMít Tố nữ trái nhỏ ít múi hơn, múi  nó mềm nhưng không nhão ra như mít ướt và khi kéo cái cồi thì cả chùm múi mít lúc nhúc lít nhít bám theo cồi, để cái vỏ với xơ lại.

Cùi mít đem luộc, cắt ép thành từng miếng mỏng, ướp rồi mang chiên, làm chả chay, giống như thịt vậy. Xơ mít và phần trong của vỏ mít dùng kho cá nục, có khi nó còn ngon hơn cả thịt cá luôn. 

Hột mít rửa sạch, rạch một khía trên vỏ rồi đem hấp cơm. Ai siêng đem nướng hay luộc rồi bóc vỏ ăn. Hoặc luộc xong bóc luôn vỏ lụa đem nấu chè như nấu chè đậu xanh đánh vậy. Có một loại đường Oligosacarit trong hột mít, do kích thước khá lớn nên nó không được hấp thu hết ở phần trên của ruột, xuống tới ruột già thì hệ vi khuẩn đồi dào ở đây sẽ tiêu thụ chúng và sản sinh ra một lượng lớn khí khá nhiều.

Mấy Chú quen trong xóm chỉ cách phân biệt khi còn nhỏ, trái mít non nào mà đầy phấn vàng bám trên vỏ là trái mít không thụ phấn để lớn thành trái được, nó sẽ vàng rồi héo đi gọi là mít cám hay dái mít. Dái mít chừng lớn hơn ngón chân cái người lớn, được các cháu xắt mỏng trộn với muối ớt và ít vị tinh... Chào ơi! nó không khác gì đĩa gỏi cả. Vậy chớ hỏi cây nào là mít ráo, cây nào là mít ướt thì chịu. Phải hỏi Mệ, Mệ nhớ cây nào trồng ở đâu.

Sau mấy hôm bão, cây cối trong vườn gãy được gom lại để nắng lên phơi khô làm củi. Mấy trái non rụng thì bỏ, không làm gì được ngoại trừ đu đủ non, chuối non là có thể tận dụng làm thức ăn cho người hoặc gia súc. Mít non cũng vậy, trái chừng cái đầu người thì chưa kịp chín, cắt bỏ vỏ, thái lát mỏng nấu canh làm gỏi hay xào. Giờ nghĩ lại vẫn còn nhớ tới vị lá lốt xắt nhỏ trong đó... Vậy không biết mít ngon hay lá lốt ngon ta?

Thường vỏ mít được bỏ cho heo, bò ăn. Có lần mình lấy 1 miếng to mang phơi khô rồi quỳ gối lên đó. Bị nghe kể là ở trường có mấy ông thầy bắt học trò quỳ gối lên vỏ mít để phạt cái tội gì đó, mình sợ sợ quá nên tự làm để quỳ trước thử cho có cảm giác.

Cảm ơn Bs Thái đã gởi tặng tấm hình, Hân đã họa thơ, gợi nhớ quê nhà và những tháng ngày tuổi dại.
PS: Bạn Trung và O Doni gởi cho 2 tấm hình, post lên đây luôn cho đã thèm. Một lần nữa cám ơn các bạn bè đã chia xẻ kỷ niêm ngày xưa.



 (từ Facebook)

Thơ họa của Han Dang


TẾT ĐOAN NGỌ
Mồng năm gói bánh ú tro
Tết mừng Đoan Ngọ tỏ bày tình thân
Nấu thêm cơm rượu thật cần
Dân gian gọi Tết giết dần bọ sâu

Đậu xanh nội nấu rất lâu
Nhừ từ tối trước hôm sau cúng giường
Đông ghê nhộn nhịp lạ thường
Dân mình đã đổ ra đường vui chơi

Gánh vai, bưng thúng chào mời
Kẻ mua người bán đúng rồi chợ phiên
Mong chờ ý nghĩa thiêng liêng
Trong vườn cây trái như nhiên đâm chồi

Buồng cau, nải chuối đây rồi
Mang ra chợ bán được hồi giá cao
Quê nghèo nào có gì đâu
Quanh năm lam lũ dãi dầu nắng mưa...

Mồng năm mâm cổ nào thừa
Mãi còn hiện hữu như vừa kể xong
Đeo bùa xâu chỉ cầu mong
Trở thành nét đẹp trong lòng quê hương
                                     (Đặng Công Hân)

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Tạnh mưa. 
_____
"...men through the ages, tryin' to find the sun;
and I wonder, till I wonder who'll stop the rain?"
                                 (CCR band - 1970)
Mãi theo năm tháng, hắn đi tìm chân lý. 
Vẫn tự hỏi lòng ai ngăn được phong ba?


Ananda Temple, hình trên, là 1 ngôi đền nổi tiếng trong hơn 13 ngàn ngôi đền của xứ Bagan (trung Miến), nó được mệnh danh như là “tu viện Westminster của Miến Điện”. Đền được xây dựng cách đây khoảng 900 năm, sau chùa Một cột độ vài chục năm.

Nổi bật từ xa là ngọn tháp dát vàng cao 51m , vì kết cấu vật liệu thời đó (không có bê tông) nên để xây được ngọn tháp cao như vậy, chân tòa tháp phải trãi rộng trên một hình vuông cạnh chừng 53m, tức hơn 2.500 mét vuông. Cách đây gần một ngàn năm, để làm được tòa nhà có độ cao tới tầm 20 tầng như vậy quả thật là đáng nể.

Bên trong là 6 dãy nhà bao quanh căn phòng trung tâm, có 4 cửa quay ra 4 hướng Đông Tây Nam Bắc với 4 tượng Phật cao gần 10 m và 1442 bức phù điêu tinh xảo khác. Mỗi dãy nhà vòng quanh trong ngọn tháp này được giới hạn cho một tầng lớp được vào hành lễ. Tòa tháp trung tâm chỉ các nhà sư lo việc thờ cúng mói được vào, vòng nhà kế tiếp dành cho Hoàng gia. Dãy nhà ngoài cùng mới cho dân thường vào.

Mà Miến điện đâu chỉ có một mình Ananda temple!

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

ℭ𝔬𝔲𝔫𝔱𝔢𝔯-ℭ𝔩𝔬𝔠𝔨𝔴𝔦𝔰𝔢
______

Ngược chiều kim đồng hồ!


Hôm trước mưa và gió làm mấy bụi hoa sau vường tơi tả. Mưa ở đây không lớn nhưng gió của khu gần bờ hồ thì mạnh lắm. Cho nên ngoài Chicago thì nhiều thành phố nằm quanh bờ hồ khác vẫn hay tự gọi mình là Windy city.

Bụi cây Mẫu đơn hoa vẫn nở, trên những viền cánh như rach tưa đọng lại vài hạt mưa lấm tấm làm cho người ta cảm thương hơn khi nghĩ tới việc vượt qua nghịch cảnh của một thân phận mong manh nào đó...

Thật ra Mẫu đơn (Peony) có vài loại khác nhau về màu sắc và dáng cánh cũng như nhụy hoa. Loại này cánh nó vốn hơi tưa tưa với viền cánh nhạt màu hơn. Dù loại nào thì hương thơm của nó vẫn ngạt ngào, không qua được mũi của các nhà làm nước hoa nổi tiếng như Dior, Jo Malone. Cái làm mình chú ý nhiều hơn một tí là kiểu xếp cánh xoay ngược chiều từ phải qua trái, không khác với cá loài hoa khác, cũng như chiếc vỏ ốc hay như chiều quay của cơn bão...vấn đề là tại sao thiên nhiên cho cho nó chiều quay đó?

Có một thử nghiệm về thị giác, hình một vũ nữ quay quanh chân cô ta. Bất chợt nhìn vào mà thấy cổ ẹo ẹo về bên trái (ngược chiều kim đồng hồ) thì bán cầu não phải của người xem (không phải của cô đó) là chủ đạo, còn quay về bên phải (theo chiều kim đồng hồ) thì bán cầu não bên trái có vẻ ưu thế hơn. Não phải chi phối về cảm xúc, màu sắc và hình ảnh nhiều hơn, khác với tư duy và logic của não trái.

Đẻ con ra, quên, bây giờ phải nói là con mình nó đẻ cháu ra, mà kiểm tra coi bé thấy hình xoay phía phải thêm coi mòi có năng khiếu cao về nghệ thuật gì đó nữa thì cố bồi dưỡng cho nó thành  Văn Cao, Bùi Xuân Phái hay Đặng Thái Sơn luôn, hay ngược lại thì cho theo gót Bà Dương Nguyệt Ánh hay Trịnh Xuân Thuận. Còn mà nó không có năng khiêu gì đặc biệt  thì có đọc đâu đó, người ta nói thôi ảo tưởng đi và nên bồi dưỡng thêm các kiến thức của não bên ngược lại cho cháu nó phát triển đồng đều. Không nữa lớn lên ăn nói vu vơ kiểu "chính tả có nhiều biến thể khác nhau mà không thể coi biến thể này là chuẩn hay biến thể kia là chuẩn" chúng lại chửi cho não phát triển không đồng đều.

Không tìm được từ nào trong tiếng mẹ đẻ ngắn hơn từ "ngược chiều kim đồng hồ". Các cụ ngày xưa có dùng một từ Hán-Việt là Thời Kế Hồi. Nó ngắn, hay và còn gợi nhớ tới một nền văn minh đã chìm sâu dưới đáy đại dương hơn 45 năm qua rồi... Bây giờ ít ai còn dùng nó nữa, lại phải giải thích như giải thích Counter Clockwise là gì.


Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

- Trên cao ni chộ đã lắm tụi bây ơi!

- Mô, mô, cho tao lên với.





Khúc ca mùa hè, lắng trong chiều về,
Nghe như ru như gọi tình thơ...
                                      (Canh Thân)



Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất...poireu
                       Nhớ Thiền sư 




Poireau người Việt mình hay dùng làm gia vị để nấu ăn chay thay cho hành và gọi là Ba rô. Từ điển tiếng Anh ghi là Leek.
Cây chịu lạnh rất tốt, gốc cũng như lá không bị héo khi tuyết phủ. Hoa nở muộn vào cuối Xuân đầu Hạ. 
Búp như đóa Ngọc nữ bọc trong một lớp màng mỏng, lớn lên thì tấm màng đó tự rách, xõa ra cơ man là nụ con. Từng nụ hoa nhỏ xíu nở bung cánh trắng muốt như hoa Liz. 
Khi nở hết thì cả búp tròn tựa nụ Bồ công anh.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Dỗi


Hạc Vàng ai cưỡi đi dâu?
         (Tản Đà - Hoàng Hạc Lâu)


Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ (khâu)
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình duyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
                                        (Thôi Hiệu)


(Bản dịch của Tản Đà)
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ

Hoàng Hạc Lâu được xây dựng từ năm 223 ở núi Xà Sơn thuộc huyện Vũ Xương - Vũ Hán , tỉnh Hồ Bắc. Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, người ta nghĩ được viết trong khoảng năm 740 - 745.



Nhớ ngày xưa thích xem Mickey và Minie, Donald - Daisy, LuckyLucke, Lữ Hân - Phi Lục, Astroboy, Asteric - Obelic, Tintin - Milou...
____
Bóng